Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Posted by nguyen | File under :

(Kienthuc.net.vn) - Tổng thống Obama đã quyết định ngừng mua hàng loạt tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk và tên lửa chống tăng Hellfire.

The Washington Free Bacon đã cho đăng tải một thông tin có thể gây chấn động Lầu Năm Góc cũng như giới quân sự khối NATO. Trang này đăng tin rằng, Tổng thống Obama đang tìm cách chấm dứt việc mua hàng đối với 2 chương trình tên lửa thành công nhất của Mỹ là tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk và tên lửa chống tăng Hellfire. Dưới đây là nội dung bài viết của tác giả Adam Kredo có tiêu đề “Obama giết chương trình Tomahawk và Hellfire” được đăng tải trên The Washington Free Bacon ngày 24/3: Tin chấn động Nền tảng sức mạnh của Hải quân Mỹ đang bị loại bỏ theo chương trình cắt giảm ngân sách của Tổng thống Obama. Tổng thống đang tìm cách xóa bỏ 2 chương trình tên lửa thành công nhất của Hải quân Mỹ mà theo các chuyên gia quân sự nói rằng nó đã giúp duy trì ưu thế quân sự của của Hải quân Mỹ trong nhiều thập kỷ qua.

Tổng thống Obama muốn dừng mua tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa chống tăng Hellfire.
Tomahawk được biết đến như chương trình tên lửa tiên tiến nhất thế giới đang được thiết lập để cắt giảm 128 triệu USD theo đề xuất ngân sách của Tổng thống Obama vào năm 2015 và loại bỏ hoàn toàn vào năm 2016 theo dự thảo ngân sách được công bố bởi hải quân. Ngoài việc cắt giảm tiền cho chương trình, số lượng tên lửa Tomahawk được mua bởi Hải quân Mỹ sẽ giảm từ 196 trong năm 2013 xuống còn 100 quả trong năm 2015. Số lượng mua sau đó sẽ giảm xuống bằng 0 vào năm 2016. Hải quân Mỹ cũng sẽ bị buộc phải hủy bỏ việc mua sắm tên lửa chống tăng Hellfire được xem là có hiệu quả rất cao vào năm 2015 theo đề nghị của Tổng thống Obama. Việc đề xuất loại bỏ các chương trình tên lửa trên được xem là một cú sốc đối với các nhà lập pháp và các chuyên gia quân sự. Kết thúc những chương trình tên lửa này sẽ làm xói mòn đáng kể năng lực quân sự của Mỹ trong việc chống lại đối phương.

Đây thực sự là sự thất khó chấp nhận vì trong suốt nhiều năm, Tomahawk là thứ vũ khí quan trọng thể hiện ưu thế sức mạnh quân sự Mỹ. Nó luôn là "quân tiên phong" mở đầu cho các chiến dịch quân sự Mỹ.
Nước Mỹ có gì để thay thế Tomahawk? Randy Forbes, một thành viên của Ủy ban dịch vụ vũ trang đại diện cho bang Virginia nói: “Đề xuất ngân sách của chính quyền thấp hơn nhiều các nguồn lực đầu tư tối thiểu của chúng ta và các loại đạn dược bị loại bỏ tạo ra những khoảng trống nguy hiểm trong các khu vực trọng điểm”. Trong chiến dịch tấn công quân sự vào Libya năm 2011, Hải quân Mỹ đã dựa rất nhiều vào tên lửa Tomahawk, họ đã sử dụng khoảng 220 quả trong cuộc chiến này. Trung bình mỗi năm, Hải quân Mỹ dùng khoảng 100 tên lửa Tomahawk trong các hoạt động, việc cắt giảm mua sắm sẽ khiến dự trữ tên lửa cạn kiệt vào năm 2018. Điều này đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến các chiến lược quốc phòng vì Lầu Năm Góc không có tên lửa sẵn sàng để thay thế Tomahawk. Ông Seth Cropsey - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức mạnh Hải quân Mỹ thuộc Viện Hudson, Mỹ bình luận: “Nó không có ý nghĩa, việc cắt giảm sẽ lấy đi của Mỹ sự ảnh hưởng và thống trị lĩnh vực quân sự”.

Câu hỏi đặt ra là nếu dừng mua Tomahawk, nước Mỹ có gì để thay thế?
Hải quân Mỹ đã sử dụng các biến thể khác nhau của Tomahawk với thành công rất to lớn trong hơn 30 năm qua trong chiến tranh Iraq, Afghanistan và khu vực Balkan. Chính quyền Mỹ dường như lấy các khoản cắt giảm từ chương trình Tomahawk và đầu tư cho một chương trình tên lửa mới mà các chuyên gia tin rằng việc thử nghiệm và sẵn sàng đi vào hoạt động ít nhất không dưới 10 năm tới. “Nó chắc chắn là thiển cận cho giá trị của Tomahawk giống như một “vũ khí đáng tin cậy”, Mackenzie Eaglen một cựu nhân viên của Lầu Năm Góc đã nói. Eaglen chia sẽ thêm: “Những ngày mở đầu Mỹ dẫn dắt hoạt động thiết lập vùng cấm bay trên Libya, Tomahawk đã cho thấy tầm quan trọng của vũ khí này cho đến ngày hôm nay”. Nhìn chung, Hải quân Mỹ đã phải giảm đi một nửa kế hoạch mua sắm vũ khí ảnh hưởng đến một loạt các vũ khí chiến thuật và tên lửa. Các chuyên gia hải quân và các cựu nhân viên hải quân lo ngại rằng việc loại bỏ tên lửa Tomahawk và Hellfire trong khi chưa có vũ khí thay thế sẽ gây nguy hiểm cho uy quyền của Hải quân Mỹ khi phải đối mặt với những quân đội ngày càng tiên tiến từ Triều Tiên tới Trung Đông.

Tomahawk tấn công mục tiêu.
Trung tá nghỉ hưu Steve Russell gọi việc cắt giảm chương trình Tomahawk là “một sự tàn phá vì nhiều lý do”. “Chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ lớn bởi vì chính sách quốc gia của chúng ta cho các hoạt động phản ứng nhanh phụ thuộc vào các đội ngũ an ninh quốc gia mà vũ khí răn đe chủ lực là Tomahawk” Steve Russell đã nói. “Các công cụ chúng tôi sử dụng rất thường xuyên và đáng tuyên dương bây giờ đang phải cắt giảm, có một số hữu hạn của Tomahawk đã được thực hiện và họ không được bổ sung. Nếu chính sách quốc gia của chúng ta phụ thuộc vào một phản ứng ngay lập tức với các tên lửa, và chúng ta không có gì để thay thế vậy sau đó chúng ta sẽ làm gì”, Steve Russell đã nói. Triều Tiên đã thử nghiệm thành công tên lửa đa tầng và các tên lửa đạn đạo khác trong những tháng gần đây. Các chuyên gia hải quân cho rằng đó là một dấu hiệu cho thấy khả năng phòng thủ của hải quân sẽ trở nên quan trọng ở Thái Bình Dương trong những năm tới. Trong khi đó chương trình tên lửa chống tàu thay thế cho Tomahawk đang được thử nghiệm và chưa sẵn sàng để thay thế trong vòng 10 năm tới. Chi phí cho dự án LRASM đang gia tăng một cách đột biến và thử nghiệm đã bị hoãn lại.

Ngoài Tomahawk, chính quyền Mỹ muốn dừng mua tên lửa chống tăng chủ lực Hellfire.
Trung tá nghỉ hưu Steve Russell nhấn mạnh thêm: “Bạn phải tự hỏi bản thân mình, một tên lửa chống tàu sẽ không thể cho chúng ta khả năng tấn công len lỏi vào một hang động ở Tora Bora, để thay thế Tomahawk bằng một cái gì đó không cần thiết, tệ hại và đầu tư vào một cái gì đó thậm chí không có khả năng vượt qua các thử nghiệm cơ bản sẽ gây ra một mối quan ngại thực sự”. Lầu Năm Góc vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về thông tin cắt giảm chương trình tên lửa Tomahawk và Hellfire. Bình Đức
Posted by nguyen | File under :

Có thể, chứng "sợ" công nghệ của Tổng thống Nga V.Putin, cựu điệp viên KGB, chính là nguyên nhân khiến các chính phủ phương Tây không kịp trở tay trong cuộc khủng hoảng tại Crimea.


Có thể, chứng "sợ" công nghệ của Tổng thống Nga V.Putin, cựu điệp viên KGB, chính là nguyên nhân khiến các chính phủ phương Tây không kịp trở tay trong cuộc khủng hoảng tại Crimea.

Vào đầu tháng này, khi Nga bắt đầu quá trình sáp nhập Crimea, các đơn vị tình báo của Mỹ phát hiện ra một sự im lặng đáng lo ngại trên không gian số của Tổng thống Vladimir Putin và các quan chức quân sự của mình. Theo tờ Wall Street Journal, các tổ chức tình báo không thể phát hiện ra bất cứ một cuộc liên lạc nào bắt đầu từ khi Crimea bắt đầu tách khỏi Ukraina. Một quan chức của chính phủ Mỹ cho biết đây là một cuộc "maskirovka" (nghi binh) kinh điển – Nga đã biết cách che giấu các dữ liệu nhạy cảm của mình.

Song, sự thật có thể là đơn giản hơn rất nhiều: theo chính tuyên bố của mình, Tổng thống Putin không hề có một chiếc điện thoại di động nào, và do đó Mỹ không có gì để nghe lén cả.

Thậm chí, Putin còn không phải là một "người của thời đại Internet", theo tuyên bố của tờ Time. Tổng thống Putin có vẻ rất ghét Internet: 2 ngày sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, ông khẳng định trong một cuộc gặp với các nhà lãnh đạo nền công nghiệp tại Nga khi được hỏi về các văn bản có trên mạng: "Tôi ít khi nhìn vào đó, vào nơi mà các anh có vẻ đang sống, Internet".

Tuyên bố kì quặc này thực ra lại khá trùng khớp với phương thức liên lạc của Putin, khiến tình báo phương Tây khó có thể tấn công ông. Khác với Thủ tướng Đức Angela Merkel – người bị NSA nghe lén điện thoại trong hàng năm trời, vị tổng thống của Nga không hề có thói quen nhắn tin. Ông không có trang mạng xã hội riêng. Ông nghe tin tức hàng ngày từ chính các cơ quan tình báo của mình. Từ năm 2005, khi bắt đầu nhiệm kì Tổng thống thứ 2, ông đã khẳng định rằng mình không hề sở hữu điện thoại di động.

"Khi tôi có điện thoại di động, nó sẽ không bao giờ ngừng rung. Thậm chí, khi điện thoại bàn ở nhà của tôi rung, tôi còn chẳng thèm nghe", Putin khẳng định trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2010.

Đây có thể là một sự thật khó tin về Putin – tổng thống của một quốc gia có số lượng điện thoại di động cao hơn cả dân số, và cũng là quốc gia có nhiều người dùng Internet hơn bất kì quốc gia châu Âu nào khác. Nhưng, về nhiều mặt, chứng "sợ công nghệ" của Putin là một truyền thống có từ trước khi điện thoại ra đời: nỗi sợ bị nghe lén . Trong thời đại Xô-viết, thói quen nghe lén của KGB – nơi ông Putin từng công tác, thậm chí còn sinh ra một câu nói phổ biến của người dân Nga: "Đây không phải là một cuộc nói chuyện điện thoại". Người Nga thường nói câu này vào giữa cuộc trò chuyện, để tự nhắc nhở rằng họ chỉ có thể nói những câu chuyện phiếm "vô tội" nhất mà thôi.

"Đây là môt thói quen từ thời Xô-viết. Không thứ gì có thể khiến chúng tôi thay đổi nó cả", Andrei Soldatov, một chuyên gia về tình báo tại Moscow khẳng định.

Điện Kremlin cũng biết cách đầu tư rất nhiều tài nguyên để giữ cho các cuộc hội thoại của quan chức được riêng tư. Trường phái mã hóa của Nga có lịch sử chống chọi thành công rất lâu đời đối với gián điệp của phương Tây. Vào năm 2009, cả tình báo Anh và Mỹ đều cố nghe lén điện thoại của đương kim tổng thống Dmitri Medvedev khi ông tham dự một cuộc họp thượng đỉnh tại London. Các tài liệu của Edward Snowden rò rỉ tới tờ Guardian cho biết dù đã gài chip nghe lén lên điện thoại nhưng tình báo của 2 quốc gia này vẫn không thể giải mã mã hóa của Kremlin. "Các đặc vụ của chúng tôi có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu của một vài người đứng top", Soldatov cho biết.


Hình ảnh hiếm hoi, được cắt ra từ một đoạn phóng sự của truyền hình Nga 1TV, cho thấy Putin dùng điện thoại di động "cục gạch"

Putin đã từng là một nhà lãnh đạo tình báo, và bởi vậy ông cho phép đặc vụ Nga có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách dễ dàng. Chỉ mới 1 lần duy nhất, đài truyền hình trung ương 1TV tại Nga chiếu cảnh Putin dùng điện thoại di động. Đó không phải là một chiếc smartphone mà tình báo Mỹ đã "nằm vùng". Đó chỉ là một "cục gạch" màu đen chính hiệu. Putin bị giới blogger tại Nga mỉa mai rất nhiều về hình ảnh này, song tới giờ ai cũng có thể hiểu được sức mạnh bảo vệ của "cục gạch" thô kệch kia.

Ngay cả văn phòng của ông cũng rất kín kẽ. Vào ngày sinh nhật thứ 60 của Putin vào năm 2012, một đoạn phim tài liệu của 1TV cho thấy chỉ có một chiếc máy vi tính không được dùng vào mục đích đọc tin và một loạt các mẫu điện thoại "cổ xưa" nằm trên bàn làm việc của ông. Một tập tài liệu màu đỏ do các đơn vị tình báo Nga sẽ đóng vai trò thay Internet đưa tin tức tới Putin, và những chiếc điện thoại có khi không có phím số mà chỉ có một nút gắn liền tên mà thôi.


Posted by nguyen | File under :

BizLIVE - Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.


Hãng tin Kyodo nói ông Abe (phải) đã đưa chuyện tranh chấp lãnh hải liên quan tới TQ ra hội nghị G7

Hãng tin Kyodo của Nhật Bản nói Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền biển ra hội nghị G7 ở The Hague vào tháng này và cảnh báo Trung Quốc đang cố ‘gây sức ép để thay đổi tình hình, và sự kiện tương tự như Crimea có thể xẩy ra ở Châu Á.’ Trung Quốc sau đó đã mạnh mẽ phản đối bình luận của ông Abe và cho rằng ông này là ‘đạo đức giả.’ Phát ngôn nhân Ngoại giao Hồng Lỗi hôm thứ Sáu cho biết lời nói của ông Abe là hoàn toàn vô nghĩa, đồng thời chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản bằng ngôn từ phê phán hiếm thấy. “Chúng tôi đã nói từ rất lâu rằng vị lãnh đạo Nhật Bản này một mặt thì luôn kêu gọi cải thiện quan hệ Nhật-Trung, mặt khác lại nói xấu Trung Quốc trên trường quốc tế. Những bình luận trên một lần nữa cho thấy bộ mặt thật của ông ta,” ông Hồng Lỗi nói trong một buổi họp báo. “Ông Abe đang nỗ lực một cách tuyệt vọng để làm lạc lối dư luận quốc tế với những dối trá có chủ đích nhằm bôi xấu Trung Quốc. Nhưng điều này không thể bịt mắt được cộng đồng quốc tế.” Ông Hồng Lỗi nói rằng Nhật Bản đã “cướp giật” bất hợp pháp quần đảo không người ở mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn phía Nhật gọi là Senkaku. Trung Quốc ‘cương quyết’ bảo vệ chủ quyền ở biển Hoa Đông và biển Đông, nhưng Bắc Kinh muốn giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, ông Hồng Lỗi nói. Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại cấp cao, nhưng cho rằng quả bóng đang ở phía Trung Quốc. “Đáng tiếc là Trung Quốc và Hàn Quốc duy trì quan điểm rằng Nhật Bản phải hành động trước. Nhưng rõ ràng hai bên không sẵn sàng nhượng bộ về vấn đề lịch sử và chủ quyền,” ông Kishida nói. “Tôi e rằng đối thoại sẽ không bao giờ có nếu đối thoại chỉ diễn ra khi vấn đề được giải quyết.” Mối quan hệ giữa Tokyo và Seoul cũng căng thẳng bởi tranh chấp ở một quần đảo khác, và bởi việc Hàn Quốc giữ quan điểm Nhật Bản đã không hối lỗi về hành vi hiếu chiến thời Thế chiến đệ nhị. Thủ tướng Abe đã gặp Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye trong hội nghị ba bên do Hoa Kỳ tổ chức tại The Hague tuần này, nhưng chưa có cuộc gặp chính thức nào giữa hai nhà lãnh đạo được tổ chức. Vấn đề quá khứ cũng khiến mối quan hệ Nhật-Trung căng thẳng, đặc biệt trong hai năm qua khi tranh chấp chủ quyền giữa hai bên gia tăng. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển Đông giàu tài nguyên cũng khiến Bắc Kinh có mâu thuẫn với Việt Nam và Philippines, trong khu vực mà cả Đài Loan, Malaysia, và Brunei cũng tuyên bố lãnh thổ.
Posted by nguyen | File under :

QĐND - Việt Nam có tiềm lực khoa học và có kinh nghiệm về năng lượng nguyên tử từ nhiều năm nay, sẽ rất bổ ích khi Việt Nam tiến hành xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I trong thời gian tới, ông Vla-đi-mia A-lếch-xan-đrô-vích (Vladimir Alexandrovich), Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Năng lượng và công nghiệp hạt nhân Liên bang Nga, đã chia sẻ như vậy trong buổi trò chuyện với phóng viên Báo Quân đội nhân dân mới đây.

Biểu tượng hợp tác Việt - Nga trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân

Dẫn đầu đoàn đại biểu Hội Cựu chiến binh Năng lượng và công nghiệp hạt nhân Liên bang Nga tới Việt Nam để tham dự lễ kỷ niệm 30 năm hoạt động của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, ông V.A-lếch-xan-đrô-vích cho biết, chuyến thăm là dịp để củng cố tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc LB Nga và Việt Nam.


Đoàn đại biểu Hội Cựu chiến binh Năng lượng và công nghiệp hạt nhân LB Nga trong buổi làm việc với đại diện Hội Hữu nghị Việt - Nga tại Hà Nội ngày 26-3.

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt xây dựng năm 1960, công suất 250kWt đưa vào vận hành từ năm 1963, đến năm 1968 ngừng hoạt động. Được sự giúp đỡ của Liên Xô, lò được khôi phục, mở rộng và chính thức vận hành trở lại vào ngày 20-3-1984 với công suất 500kWt, gấp 2 lần lò phản ứng cũ. Tính đến cuối năm 2013, lò phản ứng đã có 37.800 giờ hoạt động an toàn và khai thác hiệu quả, phục vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ hạt nhân vào phát triển kinh tế - xã hội và đào tạo nguồn nhân lực.

Đánh giá cao hoạt động của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt trong suốt 30 năm qua, ông V.A-lếch-xan-đrô-vích cho rằng, mặc dù Viện chỉ có 180 cán bộ, chuyên gia và nhân viên nhưng đây là trung tâm nghiên cứu và đào tạo cán bộ để phát triển ngành năng lượng hạt nhân của Việt Nam . Ngoài nghiên cứu, ở đây cũng cung cấp những đồng vị phóng xạ phục vụ cho y học. “Chúng tôi đánh giá cao việc trang bị hệ thống nghiên cứu ở đây, đặc biệt là con người. Tôi rất ấn tượng trước tầm hiểu biết của các chuyên gia Việt Nam . Họ không chỉ là cán bộ, chuyên gia giỏi, năng động mà còn rất lạc quan”, ông V.A-lếch-xan-đrô-vích bày tỏ. Ông V.A-lếch-xan-đrô-vích khẳng định, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt chính là biểu tượng của hợp tác Việt - Nga trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân. Trong tương lai, chính kinh nghiệm, công nghệ và những bài học đúc rút từ Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt sẽ giúp phía Việt Nam rất nhiều khi xây dựng, điều hành các nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn như Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I.

Ông V.A-lếch-xan-đrô-vích cho biết thêm, hiện nay, Việt Nam và Nga đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để năm 2015 khởi công xây dựng Trung tâm Công nghệ và nghiên cứu hạt nhân, tiền đề cho việc khởi công Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I do phía Nga xây dựng. Trung tâm công nghệ hạt nhân này sẽ được xây dựng với số vốn đầu tư hơn 500 triệu USD do phía Nga hỗ trợ tín dụng. Đây là cơ hội để đào tạo các chuyên gia cho ngành công nghệ hạt nhân của Việt Nam .

Tăng cường hợp tác để xứng tầm là đối tác chiến lược toàn diện

Nói về ưu thế của Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, ông Y-u-ri Xa-ra-ép (Yury Saraev), Phó chủ tịch thứ nhất Hội Cựu chiến binh Năng lượng và công nghiệp hạt nhân Liên bang Nga cho biết, hiện nay Nga có 10 nhà máy điện hạt nhân và 33 tổ máy đang hoạt động. Ngoài ra, còn có 8 tổ hợp khác đang được xây dựng. Nga cũng đang xây dựng 5 tổ hợp ở nước ngoài và ký Hiệp định liên chính phủ với một số nước khác để xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên thế giới.

Khi nói về Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I, cả ông V.A-lếch-xan-đrô-vích và ông Y-u-ri Xa-ra-ép đều khẳng định, với ảnh hưởng rộng của Hội Cựu chiến binh Năng lượng và công nghiệp hạt nhân LB Nga, hội sẽ làm hết sức có thể để hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án thành công và mở ra con đường hợp tác Nga - Việt về lĩnh vực điện hạt nhân trong tương lai. Nga, với nền tảng công nghệ hạt nhân sẽ không chỉ đơn thuần giúp Việt Nam về điện hạt nhân, mà cả các lĩnh vực phụ trợ liên quan tới ngành công nghệ cao này. Ông V.A-lếch-xan-đrô-vích cũng mong muốn các cán bộ, nhân viên ngành công nghệ năng lượng hạt nhân của Việt Nam sớm tham gia vào Hiệp hội Năng lượng và công nghệ hạt nhân quốc tế, do phía Nga khởi xướng.

Tới Việt Nam đúng dịp cả nước đang chuẩn bị cho các ngày lễ lớn, trong đó có kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ông V.A-lếch-xan-đrô-vích bày tỏ, người Nga và Việt Nam có chung sự thấu hiểu về cái giá của chiến thắng và độc lập. Đây cũng chính là yếu tố truyền thống giúp gắn kết hai dân tộc có truyền thống hợp tác đặc biệt.

Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trịnh Quốc Khánh, Phó chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt - Nga, mong muốn hợp tác Nga - Việt, trong đó có lĩnh vực công nghệ hạt nhân, sẽ tiếp tục được bồi đắp, phát triển để xứng tầm với vị thế đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Bài và ảnh: ĐÔNG SƠN OANH


Posted by nguyen | File under :

Ngày 28-3, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã công bố Dự thảo Sách xanh Ngoại giao của nước này trong năm 2014, trong đó khẳng định Tô-ki-ô quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và không phận của mình, đồng thời nỗ lực tăng cường cải thiện quan hệ với các nước láng giềng. Dự thảo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện mối quan hệ song phương với Trung Quốc, nhưng cũng chỉ trích “các nỗ lực đơn phương của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng”. Dự thảo Sách xanh Ngoại giao cũng thể hiện thiện chí cải thiện quan hệ với Hàn Quốc, cam kết tăng cường nỗ lực để dàn xếp cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) và Tổng thống Hàn Quốc Pắc Cưn Hê (Park Geun Hye). Tuy nhiên, Sách xanh nhấn mạnh một số trở ngại trong mối quan hệ song phương liên quan tới quần đảo Ta-kê-si-ma/Đốc-đô mà hai nước cùng tuyên bố chủ quyền cũng như các hành động của quân đội Nhật hoàng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

TTXVN


Posted by nguyen | File under :

Trong cuộc phỏng vấn được kênh truyền hình CBS phát sóng ngày 28-3, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã giải thích về quyết định của chính quyền Oa-sinh-tơn không sử dụng biện pháp quân sự tại Xy-ri, nói rằng quân đội Mỹ có những hạn chế sau các cuộc chiến kéo dài ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtan. Theo ông B.Ô-ba-ma, có quan niệm sai lầm cho rằng, quân đội Mỹ ở vị trí có thể ngăn chặn những khó khăn tại Xy-ri bằng cách tiến hành một số cuộc không kích. Ông nêu rõ: "Không phải điều này không đáng, nhưng sau một thập kỷ chiến tranh, Mỹ có những hạn chế". Ông chủ Nhà Trắng cho rằng, quân đội Mỹ đã mất một thời gian dài tham gia cuộc chiến tại I-rắc và Áp-ga-ni-xtan, vì vậy Mỹ sẽ khó khăn khi cam kết đưa quân vào Xy-ri và cam kết này có thể đẩy quân đội Mỹ vào một cuộc chiến khác kéo dài một thập kỷ nữa, trong khi "chưa biết chắc có mang lại kết quả tốt đẹp hơn hay không".

TTXVN


Posted by nguyen | File under :

Tiến trình hòa bình Trung Đông lại đứng trước nguy cơ đổ vỡ khi ngày 28-3, I-xra-en thông báo sẽ không trả tự do cho nhóm tù nhân Pa-le-xtin cuối cùng như đã cam kết. Một quan chức cấp cao Pa-le-xtin, ông Gi-bơ-rin Ra-giúp (Jibril Rajoub), cho biết chính phủ I-xra-en đưa ra thông báo trên thông qua đặc phái viên Mỹ về hòa bình Trung Đông Mác-tin In-đích, một ngày trước thời hạn cam kết về thả tù nhân theo lộ trình đàm phán hòa bình. Ông G.Ra-giúp chỉ trích hành động của I-xra-en là đòn mạnh giáng vào chính quyền Mỹ và hủy hoại những nỗ lực của Oa-sinh-tơn nhằm nối lại tiến trình hòa bình. Theo thỏa thuận đạt được hồi tháng 7-2013, I-xra-en cam kết trả tự do cho 104 tù nhân Pa-le-xtin bị giam giữ từ trước hiệp định hòa bình Oslo năm 1993. Đến nay, I-xra-en đã trả tự do cho 78 tù nhân Pa-le-xtin trong ba đợt.

TTXVN